JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Consumer Product Testing >> Tin tức >> Câu hỏi thường gặp về chứng nhận CE đối với đồ chơi

Kinh doanh đồ chơi tại thị trường EU: Câu hỏi thường gặp về chứng nhận CE đối với đồ chơi

Sidebar Image

Eurofins newsflash Toys and Hardlines

Chứng nhận CE là gì?

CE là chứng nhận mà sản phẩm phải có để được phép lưu hành tại các nước thuộc thị trường Châu Âu, xuất phát từ cụm từ tiếng Pháp "Conformité Européenne", nghĩa là "phù hợp với Châu Âu".

Chứng nhận CE cho thấy sản phẩm đã được đánh giá và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Thông qua việc dán nhãn CE lên các sản phẩm đồ chơi, nhà sản xuất khẳng định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu pháp lý cần thiết theo các hướng dẫn của Liên minh châu Âu.

Những loại đồ chơi nào bắt buộc phải có chứng nhận CE?

Tất cả đồ chơi được bán ở EU đều phải có chứng nhận CE.

Theo Chỉ thị An toàn Đồ chơi 2009/48/EC, “đồ chơi” được định nghĩa là bất kỳ sản phẩm nào được thiết kế cho trẻ em dưới 14 tuổi.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ bao gồm:

  • Thiết bị sân chơi công cộng;
  • Máy trò chơi tự động công cộng, có hoặc không hoạt động bằng tiền xu.
  • Xe đồ chơi có trang bị động cơ đốt trong;
  • Đồ chơi động cơ hơi nước;
  • Đồ chơi có ná (dây chun) và bệ phóng;

Các sản phẩm được liệt kê trong Phụ lục I của Chỉ thị An toàn Đồ chơi 2009/48/EC

Các yêu cầu an toàn thiết yếu mà đồ chơi phải đáp ứng là gì?

Theo Chỉ thị An toàn Đồ chơi 2009/48/EC, đồ chơi phải đáp ứng các yêu cầu an toàn bao gồm nhiều rủi ro khác nhau về vật lý và cơ học, tính dễ cháy, hóa chất, điện, vệ sinh và phóng xạ.

Chúng phải được kiểm tra những rủi ro chung đối với sức khỏe và sự an toàn của trẻ em cũng như những người khác như cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Nhà sản xuất nên làm gì để được cấp chứng nhận CE cho đồ chơi?

Nhà sản xuất phải thực hiện các bước sau để được cấp chứng nhận CE:

  • Đánh giá tính an toàn: Phân tích các mối nguy hiểm tiềm ẩn từ hóa học, vật lý, cơ khí, điện, dễ cháy, vệ sinh và phóng xạ.
  • Đánh giá sự phù hợp: Tự xác minh (sử dụng tiêu chuẩn hài hòa - harmonised standards) hoặc xác minh thông qua bên thứ ba được ủy quyền (Notified Body).
  • Tài liệu kỹ thuật: Lập tài liệu kỹ thuật đảm bảo đồ chơi đáp ứng các yêu cầu an toàn thiết yếu.
  • Tuyên bố tuân thủ: Phát hành Tuyên bố Tuân thủ EC đảm bảo đồ chơi đáp ứng tất cả các yêu cầu hiện hành của EU.
  • Dán nhãn CE:  Gắn dấu CE lên sản phẩm, nhãn dán hoặc bao bì của nó.
  • Thể hiện thông tin liên hệ: Dán tên và địa chỉ của nhà sản xuất, cùng với yếu tố truy xuất nguồn gốc như số lô hoặc số sê-ri.
  • Hướng dẫn sử dụng và thông tin an toàn: Đính kèm hướng dẫn và thông tin an toàn cũng như có các cảnh báo cần thiết cùng với các sản phẩm đồ chơi.

Nếu sử dụng phương pháp tự công bố để đánh giá sự phù hợp, điều gì sẽ xảy ra nếu các tiêu chuẩn hài hòa không bao quát được tất cả các khía cạnh an toàn?

Nếu các tiêu chuẩn hài hòa không bao quát tất cả các khía cạnh an toàn của đồ chơi, nhà sản xuất phải lựa chọn xác minh của bên thứ ba thông qua một Tổ chức đánh giá Sự phù hợp - Notified Body (NB). Nhà sản xuất gửi mẫu đồ chơi cho NB để kiểm tra EC-type. Nếu đồ chơi đáp ứng yêu cầu, NB sẽ cấp giấy chứng nhận EC-type cho người nộp đơn.

Làm cách nào để tìm Notified Body?

Cơ sở dữ liệu NANDO trong hệ thống SMCS của EU chứa tên và thông tin chi tiết của các NB thực hiện đánh giá sự phù hợp cho Chỉ thị An toàn Đồ chơi 2009/48/EC.

Đây là Notified Body thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm của Eurofins Toys & Hardlines

Những thông tin gì cần được đưa vào tài liệu kỹ thuật?

Tài liệu kỹ thuật phải bao gồm tất cả các thông tin chi tiết có liên quan như quy trình thiết kế và sản xuất, đánh giá an toàn và các biện pháp tuân thủ. Chúng cần phải đầy đủ để chứng minh sự tuân thủ của đồ chơi với các yêu cầu an toàn thiết yếu và phải được lưu trữ ít nhất mười năm sau khi đồ chơi được đưa ra thị trường.

Đọc bài viết của chúng tôi “Đảm bảo tính chính xác cho tài liệu kỹ thuật của đồ chơi (bằng tiếng Anh)” để biết thêm thông tin.

Nhà nhập khẩu và nhà phân phối nên làm gì để đảm bảo tuân thủ?

Đối với nhà nhập khẩu:

Chỉ nhập những đồ chơi tuân thủ các yêu cầu an toàn vào thị trường EU.

Nhà nhập khẩu phải:

  • Đảm bảo nhà sản xuất đã hoàn thành quy trình đánh giá sự phù hợp cần thiết để chứng minh đồ chơi đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thiết yếu.
  • Xác nhận rằng nhà sản xuất đã chuẩn bị tài liệu kỹ thuật chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu an toàn thiết yếu.
  • Giữ một bản sao của Tuyên bố về sự phù hợp EC chứng minh đồ chơi tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm đảm bảo sản phẩm tuân theo các yêu cầu của chỉ thị.
  • Xác minh rằng dấu chứng nhận CE được dán trực tiếp trên đồ chơi, trên nhãn dán hoặc bao bì.
  • Đảm bảo rằng nhà sản xuất dán tên và địa chỉ của họ cùng với yếu tố truy xuất nguồn gốc như lô hoặc số sê-ri.
  • Xác nhận rằng đồ chơi có kèm theo hướng dẫn và thông tin an toàn cũng như có các cảnh báo cần thiết.
  • Dán tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.

Đối với nhà phân phối:

Đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng khi đưa đồ chơi ra thị trường EU, xác minh rằng:

  • Dấu CE được dán trực tiếp lên đồ chơi, trên nhãn dán hoặc bao bì.
  • Nhà sản xuất có gắn tên và địa chỉ cùng với yếu tố truy xuất nguồn gốc như lô hoặc số sê-ri trên đồ chơi hoặc bao bì của nó.
  • Người nhập khẩu có ghi tên và địa chỉ.
  • Đồ chơi có kèm theo hướng dẫn, thông tin an toàn và có những cảnh báo cần thiết.

Có bất kỳ nghĩa vụ pháp lý bổ sung nào đối với các nhà sản xuất ngoài EU không?

Có, như một phần trong quy định của EU về giám sát thị trường và tuân thủ sản phẩm, các nhà sản xuất ngoài EU phải chỉ định một " doanh nghiệp ưu tiên - economic operator” có trụ sở tại EU chịu trách nhiệm đảm bảo sản phẩm tuân thủ các yêu cầu của EU. Tên và thông tin liên hệ của nhà điều hành kinh tế phải được ghi trên đồ chơi hoặc bao bì của nó.

Doanh nghiệp ưu tiên có thể là nhà sản xuất, đại diện được ủy quyền, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối.

Các nhà sản xuất phải lưu giữ Tuyên bố về sự phù hợp EC trong bao lâu?

Các nhà sản xuất phải lưu giữ Tuyên bố về sự phù hợp EC trong tối thiểu mười năm sau khi đồ chơi được đưa vào thị trường EU. Tài liệu này thể hiện trách nhiệm của nhà sản xuất đối với việc đảm bảo đồ chơi tuân thủ các yêu cầu an toàn thiết yếu.

Mạng lưới các phòng thí nghiệm của Eurofins Toys & Hardlines có thể trợ giúp như thế nào?

Phòng thí nghiệm Eurofins của chúng tôi hoạt động với tư cách là Notified Body (2817) hỗ trợ cấp chứng nhận CE cho nhiều loại sản phẩm đồ chơi, giúp các thương hiệu và nhà sản xuất đồ chơi thực hiện và hoàn thiện các tài liệu liên quan đến quy trình đánh giá sự phù hợp được quy định trong Chỉ thị An toàn Đồ chơi Châu Âu 2009/48 /EC.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang Chứng nhận dấu CE của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi .

Ngoài ra, đừng quên đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để có những cập nhật mới nhất liên quan đến đồ chơi.

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỀ GỬI YÊU CẦU CỦA BẠN

Hoặc liên hệ chúng tôi ngay để nhận được tư vấn và dịch vụ kiểm nghiệm tốt nhất

Eurofins Consumer Product Testing Việt Nam

  • Địa chỉ: 1/4 đường Tân Thới Nhất 18, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM
  • Hotline: +84 28 7109 8828 (Ext: 117, 119, 128)
  • Email: CPTVNsales@cpt.eurofinsasia.com