JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Consumer Product Testing >> Tin tức >> KHẢ NĂNG CHỐNG CHÁY CỦA HÀNG DỆT MAY GIA DỤNG

Sử dụng chất chống cháy và các quy định liên quan tại châu Âu và Vương quốc Anh

Sidebar Image

Tại nạn cháy nhà thường dẫn đến những tổn thất về mặt tài chính và thương vong nghiêm trọng. Đồ dệt may gia dụng có thể là một trong những yếu tố chính góp phần vào sự lan rộng của ngọn lửa trong những vụ hỏa hoạn này. Trong khi hàng dệt may gia dụng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính thẩm mỹ và sự thoải mái cho không gian sống, các nhà sản xuất cũng cần đặc biệt chú trọng đến khả năng chống cháy của các sản phẩm này để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh (UK) đã thiết lập các quy định nghiêm ngặt nhằm kiểm soát tính dễ cháy của đồ dệt may gia dụng. Việc sử dụng chất chống cháy được coi là một giải pháp để đáp ứng các yêu cầu quy định này. Tuy nhiên, phải cân nhắc đến việc sử dụng các chất này vì chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và gây hại cho môi trường. Bài viết này sẽ trình bày các quy định về khả năng chống cháy của hàng dệt may gia dụng ở châu Âu và Vương quốc, cũng như các hạn chế về việc sử dụng chất chống cháy ở những khu vực này nhằm mục đích giảm thiểu khả năng con người và môi trường tiếp xúc với các chất độc hại bền vững và có khả năng gây tích lũy sinh học này.

Quy định về khả năng chống cháy của sản phẩm dệt may gia dụng tại châu Âu và Vương quốc Anh 

Châu Âu

Không có yêu cầu cụ thể nào về khả năng chống cháy đối với hàng dệt may gia dụng ở châu Âu. Tuy nhiên, các sản phẩm được bán ở châu Âu phải tuân thủ các yêu cầu trong Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm (2023/988), trong đó nêu rõ các tiêu chuẩn an toàn thiết yếu mà sản phẩm cần đạt được.

Vương quốc Anh

Quy định về Đồ nội thất và Đồ đạc (An toàn) (Cháy nổ) năm 1988 (đã sửa đổi năm 1989, 1993 và 2010) đặt ra các yêu cầu về an toàn cháy nổ đối với nhiều sản phẩm bọc đệm khác nhau, bao gồm ghế sofa, nệm và gối cũng như một số sản phẩm dệt may gia dụng.

Các chất chống cháy thông dụng được sử dụng trong sản phẩm dệt may gia dụng

Chất chống cháy thường được phân loại dựa trên thành phần của chúng, có thể bao gồm brom, clo, phốt pho, nitơ, kim loại hoặc bo. Tuy nhiên, các chất này có thể chứa nhiều nguyên tố được liệt kê ở trên hoặc các kết hợp phức tạp, khiến việc phân loại chúng trở nên khó khăn. Dưới đây là một số chất chống cháy phổ biến được sử dụng để giảm tính dễ cháy và nâng cao khả năng chống cháy của các sản phẩm dệt may:

Chất chống cháy halogen
Đây là một danh mục rộng các hợp chất hóa học giải phóng các gốc halogen khi tiếp xúc với nhiệt và làm gián đoạn quá trình đốt cháy bao gồm:

  • Chất chống cháy brom hóa: Chất chống cháy brom hóa dạng thơm, như ete diphenyl polybrom, thường bền trong môi trường và nhiều hợp chất như decabromodiphenyl ether đã được biết đã được biết đến hoặc nghi ngờ có độc tính và khả năng tích tụ trong cơ thể người và động vật.
  • Chất chống cháy clo hóa: Hiệu quả kém hơn chất chống cháy brom hóa do sự hình thành hydro clorua (HCl) trong phổ nhiệt độ rộng hơn, dẫn đến độ loãng lớn hơn và hiệu quả giảm.

Ví dụ về nhóm này là: Polybrominated Biphenyls (PBB), Polybrominated Diphenyl Ethers (PBDE) và tetrabromobisphenol A (TBBPA).

Hợp chất organophosphorus

  • Hợp chất organophosphorus là một nhóm hóa chất đa dạng có khả năng tạo thành lớp than bao phủ bề mặt khi tiếp xúc với nhiệt. Có thể phân loại thành bốn nhóm chính: Phosphate, phosphonate, phosphinate và muối phosphonium.
  • Hydrocarbyl phosphinate là một ví dụ về nhóm hóa chất này. Chúng được sử dụng làm chất chống cháy trong sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm nhựa. Mặc dù thực tế là chúng chứa diethylphophinate, có đặc tính vPvM (rất bền và linh động), hydrocarbyl phosphinate thường được xác định là có tiềm năng gây nguy hiểm thấp.

Kim loại

  • Các chất chống cháy này chủ yếu là các chất vô cơ, nhôm và antimon là hai trong số các kim loại chính được sử dụng cho mục đích này.
  • Nhôm trihydroxide (ATH) là chất chống cháy thường được sử dụng trong hàng dệt may.
  • Ở nhiệt độ cao, nhôm hydroxide bị phân hủy, phản ứng này vừa hấp thu nhiệt vừa tạo ra hơi nước làm loãng nồng độ khí dễ cháy sinh ra, đồng thời tạo ra nhôm oxit – một chất có thể hấp thụ khí dễ cháy, khói.

Quy định về chất chống cháy ở EU và UK

Mặc dù chất chống cháy đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao an toàn cháy nổ cho hàng dệt may gia dụng nhưng ngày càng có nhiều chứng minh về tác động tiềm tàng của một số hóa chất chống cháy đến môi trường và sức khỏe con người. Chính vì vậy, cả châu Âu và Anh quốc đều đã đặt ra các quy định để kiểm soát việc sử dụng chất chống cháy.

Châu Âu

Quy định về Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH) là nền tảng của khuôn khổ pháp lý quản lý các chất hóa học, bao gồm chất chống cháy. REACH đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về việc đăng ký, đánh giá và cấp phép các hóa chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm cả hàng dệt may gia dụng. ECHA hiện đang nghiên cứu đề xuất hạn chế mới đối với các loại chất này. Ngoài ra, Quy định về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) tại EU hạn chế việc sử dụng một số chất chống cháy có tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người như Polybrominated Diphenyl Ethers (PBDEs).

Vương quốc Anh

Quy định về quản lý hóa chất đối với chất chống cháy trước đây của Anh đồng nhất với quy định của châu Âu. Tuy nhiên sau khi rời khỏi EU, Anh đã có những điều chỉnh pháp lý liên quan đến quản lý hóa chất, bao gồm cả chất chống cháy. Anh đã thông qua bộ quy định riêng liên quan đến việc đăng ký, đánh giá và cấp phép cho các hóa chất hậu Brexit (UK REACH). Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe (HSE) của Anh tiếp tục giám sát các quy định hóa chất, bao gồm cả các quy định liên quan đến chất chống cháy, nhằm đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu cụ thể của thị trường Anh.

Ngoài ra, Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA) chịu trách nhiệm về Quy định các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Quy định rời khỏi EU năm 2020 và Quy định sửa đổi năm 2022) đã điều chỉnh luật pháp của Anh với những bổ sung hoặc sửa đổi Công ước Stockholm của Liên hợp quốc về các chất POP.

Mạng lưới phòng thí nghiệm Eurofins Softlines & Leather có thể giúp ích như thế nào?

Với phạm vi hoạt động rộng khắp toàn cầu tại Châu Á, Trung Quốc, Châu Âu và Hoa Kỳ thông qua mạng lưới phòng thí nghiệm Eurofins Softlines & Leather, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đảm bảo tính an toàn và chất lượng cho các sản phẩm dệt may gia dụng, đặc biệt là EU REACH và tuân thủ quy định tại châu Âu và Vương quốc Anh.

Tìm hiểu thêm về Dịch vụ kiểm nghiệm hóa chất REACH Dịch vụ thử nghiệm khả năng chống cháy của chúng tôi .

 

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỀ GỬI YÊU CẦU CỦA BẠN

Hoặc liên hệ chúng tôi ngay để nhận được tư vấn và dịch vụ kiểm nghiệm tốt nhất

Eurofins Consumer Product Testing Việt Nam

  • Địa chỉ: 1/4 đường Tân Thới Nhất 18, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM
  • Hotline: +84 28 7109 8828 (Ext: 117, 119, 128)
  • Email: CPTVNsales@cpt.eurofinsasia.com