Nghiên cứu khoa học
Eurofins ETM đã thực hiện rất nhiều đề tài thuộc mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Các dự án điển hình đã thực hiện bao gồm:
Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Tỉnh Thành:
- Đề án rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về nguồn thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
- “Phân tích mẫu vi nhựa” thuộc đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất chính sách kiểm soát ô nhiễm vi nhựa tại Việt Nam” – Viện Khoa học
Môi trường. - Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ "Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bùn thải từ nạo vét sông, kênh, rạch của TP.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn về xử lý, sử dụng bùn thải từ quá trình nạo vét sông, kênh, rạch" – Quỹ Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Kiểm kê Khí gây hiệu ứng nhà kính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 (đợt kiểm kê năm 2020).
- Kiểm kê Khí gây hiệu ứng nhà kính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 (đợt kiểm kê năm 2019).
- Đánh giá sự phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp tác động đến BĐKH, các biện pháp giảm thiểu và ứng phó của ngành Công Thương tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề án xây dựng phương án đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.
- Biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Đồng Nai đến năm 2100.
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu của ngành Công Thương tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015, Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá chất lượng bùn đáy sông Thị Vải, Đồng Nai.
- Đánh giá khả năng phân hủy của nấm Phanerochaete Chrysoporium đối với một số chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước rỉ rác cũ.
- Điều tra hiện trạng môi trường và nghiên cứu, đề xuất các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường do sản xuất hóa chất và hóa chất tồn lưu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Nghiên cứu tác động của các bãi chôn lấp rác thải (Gò Cát, Đông Thạnh, Phước Hiệp) đến các tầng chứa nước Tp.HCM.
- Nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước rò rỉ và áp dụng thử nghiệm tại bãi chôn lấp Gò Cát, Q= 400 m3/ngđ.
- Điều tra hiện trạng môi trường các lưu vực sông, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tỉnh Tây Ninh.
- Chương trình triển khai các giải pháp ngăn ngừa và quản lý các chất hữu cơ bền – kế hoạch năm 2010 và 2011.
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu cùa ngành Công Thương tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2012-2020”.
- Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn 2006-2020.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng các sản phẩm phân hủy sinh học từ các bãi chôn lấp cũ.
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các bãi chôn lấp cũ và tái sử dụng sản phẩm phân hủy cho nông nghiệp.
- Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái - nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh Trung.
Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Bộ – Nhà Nước:
- Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: Gói thầu CS13/VEA – “Xây dựng Kế hoạch quốc gia và đề xuất giải pháp tăng cường năng lực quản lý sự cố môi trường liên quan đến hóa chất độc hại” – kết hợp với Ban quản lý dự án quản lý PCB tại Việt Nam, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương).
- Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: Gói thầu CS5/VEA – “Khảo sát 4 địa điểm ngoài EVN”, Ban quản lý dự án quản lý PCB tại Việt Nam, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương);
- Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: Gói thầu CS7/VEA “Kế hoạch quản lý PCB cho từng địa điểm không thuộc EVN”, Ban quản lý dự án quản lý PCB tại Việt Nam, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương);
- Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: Gói thầu CS4/ISEA “Kế hoạch hành động quốc gia quản lý PCB”, Ban quản lý dự án quản lý PCB tại Việt Nam, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương);
- Dự án “cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs): Gói thầu số 2 - “Kiểm kê bổ sung các chất POPs mới” – kết hợp với Ban quản lý dự án “cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Điều tra nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải, khí thải tại Việt Nam;
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ;
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bãi rác đã đóng cửa Đông Thạnh;
- Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đang hoạt động và đã đóng bãi.
Các Đề Tài Nghiên Cứu Quốc Tế:
- Gói thầu 3A – Truyền thông cộng đồng Dự án Vệ sinh Môi trường Tp.HCM (Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
- Trình diễn Quản lý và tiêu hủy PCB tại Việt Nam do Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới – Lấy mẫu, phân tích và lập dòng di chuyển PCB tại 10 tỉnh thành;
- Trình diễn hệ thống chứng từ điện tử cho công tác quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại ở Tp. Hồ Chí Minh do tập đoàn JETRO - Nhật Bản tài trợ;
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc dự án Xây dựng khu công nghiệp xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại tại Thành phố Hồ Chí Minh do tập đoàn Mitsui - Nhật Bản tài trợ;
- Nghiên cứu tái sử dụng chất thải sinh học cho các thành phố thuộc khu vực Đông Nam Á (hợp tác với các cơ quan, tổ chức môi trường tại các nước Đức, Hà Lan, Philippine, Thái Lan);
- Dự án Quản lý Nước thải Công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ-Đáy và sông Đồng Nai, hợp tác với nhà thầu chính Les Consultants LBCD Inc., do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện;
- Nghiên cứu phát triển bền vững cho ngành chế biến tinh bột khoai mì tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án ARRPET 2, hợp tác các cơ quan, tổ chức môi trường của các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Sri Lanka, Thái Lan do SIDA tài trợ;
- Điều tra, khảo sát tính chất đất nông nghiệp thuộc dự án Sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp tại Việt Nam (hợp tác với Tổ chức Alterra và Đại học Wageningen - Hà Lan);
- Nghiên cứu xử lý nước thải cao su (hợp tác với Đại Học Wageningen - Hà Lan);
- Nghiên cứu phương pháp thích hợp xử lý nước thải dệt nhuộm (hợp tác với Đại Học Wageningen - Hà Lan);
- Nghiên cứu xử lý nước thải cao su (hợp tác với Công ty Japan Environment Consultants Co., Ltd – Nhật Bản);
- Tái sử dụng bùn thải cho sản xuất công nghiệp và cải tạo đất nông nghiệp (Đại học Wageningen-Hà Lan);
- Nghiên cứu xử lý nước thải từ vùng nuôi tôm tập trung trong khuôn khổ dự án ARRPET 1 hợp tác với các cơ quan, tổ chức môi trường tại các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Sri Lanka, Thái Lan do SIDA tài trợ;
- Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột khoai mì, trong khuôn khổ dự án ARRPET 1, hợp tác với các cơ quan, tổ chức môi trường tại các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Sri Lanka, Thái Lan do SIDA tài trợ;
- Thu hồi năng lượng từ nhựa thải trên địa bàn Tp.HCM, tỉnh Đồng Nai, và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.