Nghiên cứu khoa học
Với đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ và kỹ sư được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường cùng hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 - VILAS 327, Giấy chứng nhận VIMCERTS 052, Eurofins ETM cũng đã tạo dựng mạng lưới liên kết với các trường đại học, viện đào tạo, các chuyên gia trong và ngoài nước nên hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện các dự án đòi hỏi chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường.
Các công việc điển hình đã thực hiện bao gồm:
- Lập quy hoạch/kế hoạch và phương án bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố và Nhà nước;
- Lập và triển khai thực hiện các đề án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu từ các Sở, Ban, Ngành trong các lĩnh vực:
- Quản lý tài nguyên và đa dạng sinh học: nước mặt, nước dưới đất, khoáng sản, tài nguyên rừng, biển,…;
- Hệ thống hóa thông tin môi trường; điều tra khảo sát hiện trường, xử lý thống kê thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải, nước thải; xây dựng các mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường;
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
- Quản lý chất thải: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp nguy hại và không nguy hại, bùn thải, nước thải và khí thải.
- Đào tạo và tập huấn trong lĩnh vực công nghệ và quản lý môi trường: biên soạn tài liệu đào tạo, tổ chức các hội thảo, hội nghị tập huấn chuyên môn, đào tạo kỹ năng thực hiện công việc ngoài hiện trường (lấy mẫu, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường,...);
- Lập mô hình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và chuyển giao công nghệ;
- Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án quốc tế trong lĩnh vực nêu trên.
Một số các đề tài đã thực hiện trong thời gian gần đây:
Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Tỉnh Thành:
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ "Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bùn thải từ nạo vét sông, kênh, rạch của TP.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn về xử lý, sử dụng bùn thải từ quá trình nạo vét sông, kênh, rạch" – Quỹ Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ thành Phố Hồ Chí Minh 2019;
- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bùn thải từ nạo vét sông, kênh, rạch của TP.HCM và xây dựng sổ tay hướng dẫn về xử lý, sử dụng bùn thải từ quá trình nạo vét sông, kênh rạch;
- Kiểm kê Khí gây hiệu ứng nhà kính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng cứu sự cố môi trường cho toàn tỉnh Bình Dương;
- Đề án xây dựng phương án đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020;
- Đánh giá, phân tích ảnh hưởng của ngập lụt do tác động tăng cường của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai;
- Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại Tp.HCM - Giai đoạn 2006-2020.
Các Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Bộ – Nhà Nước:
- Điều tra nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các nhà máy xử lý nước thải, khí thải tại Việt Nam;
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ;
- Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đang hoạt động và các bãi đã đóng;
- Áp dụng các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường;
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường bãi rác đã đóng cửa Đông Thạnh;
- Dự án “cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs): Gói thầu số 2 - “Kiểm kê bổ sung các chất POPs mới” – kết hợp với Ban quản lý dự án “cập nhật kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Các Đề Tài Nghiên Cứu Quốc Tế:
- Trình diễn Quản lý và tiêu hủy PCB tại Việt Nam do Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới – Lấy mẫu, phân tích và lập dòng di chuyển PCB tại 10 tỉnh thành;
- Trình diễn hệ thống chứng từ điện tử cho công tác quản lý chất thải công nghiệp và nguy hại ở Tp. Hồ Chí Minh do tập đoàn JETRO - Nhật Bản tài trợ;
- Dự án nghiên cứu quản lý POP (bao gồm thuốc trừ sâu và PCBs), trong khuôn khổ dự án ARRPET 2, hợp tác với các cơ quan, tổ chức môi trường của các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Sri Lanka, Thái Lan do SIDA tài trợ;
- Dự án Quản lý PCB tại Việt Nam: Gói thầu CS5/VEA – “Khảo sát 4 địa điểm ngoài EVN”, Ban quản lý dự án quản lý PCB tại Việt Nam, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - Cục Kỹ thuật An toàn Môi trường Công nghiệp (Bộ Công Thương);
- Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột khoai mì, trong khuôn khổ dự án ARRPET 1, hợp tác với các cơ quan, tổ chức môi trường tại các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippine, Sri Lanka, Thái Lan do SIDA tài trợ;
- Nghiên cứu xử lý nước thải cao su (hợp tác với Công ty Japan Environment Consultants Co., Ltd – Nhật Bản);
- Nghiên cứu phương pháp thích hợp xử lý nước thải dệt nhuộm (hợp tác với Đại Học Wageningen - Hà Lan);
- Dự án Quản lý Nước thải Công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và sông Đồng Nai, hợp tác với nhà thầu chính Les Consultants LBCD Inc., do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện.