Mobile search icon
Environment Testing >> Tin tức >> Dịch vụ quan trắc chất ô nhiễm khó phân hủy

Dịch vụ quan trắc chất ô nhiễm khó phân hủy

Yêu cầu về quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như thế nào?

Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ

Công ước Stockholm, được các nước ký kết vào ngày 22/5/2001 và có hiệu lực vào năm 2004, về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đa dạng sinh học và môi trường sống trước những nguy cơ, rủi ro do các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Các chất POP viết tắt của Persistant Organic Polutants, là các hóa chất/nhóm hóa chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trường với 4 đặc tính chính:

  • Độc tính cao
  • Khó phân hủy trong môi trường tự nhiên
  • Khả năng di chuyển và phát tán xa
  • Khả năng tích tụ sinh học cao (tích tụ trong mô mỡ của các sinh vật sống hữu cơ và có độc đối với con người và động vật)

Yêu cầu về quản lý các chất ô nhiễm khó phân huỷ tại Việt Nam

Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, theo quy định tại Điều 7 của Công ước Stockholm, Việt Nam có trách nhiệm cập nhật Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg ngày 17/10/2017 về "Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030".

Theo khoản 1 Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nghị định 08/2022 như sau:

Bảo vệ môi trường trong quản lý các chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy, theo công ước Stockholm.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quản lý các chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như sau:

  • Phải kiểm soát nguồn phát sinh và công bố thông tin, dán nhãn, đánh giá sự phù hợp, kiểm tra đối với các chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định của pháp luật;
  • Các chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép theo quy định của pháp luật được phép tái chế, tiêu hủy, với điều kiện việc tái chế và tiêu hủy không dẫn đến thu hồi các chất này để tái sử dụng và phải bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  • Các chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy vượt giới hạn tối đa cho phép phải được lưu giữ, thu hồi, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp đã tái chế, tiêu hủy theo quy định tại điểm c khoản này;

Quan trắc môi trường chất gây ô nhiễm khó phân huỷ tại Eurofins ETM

Vị trí vững chắc của Eurofins ETM trong việc quan trắc các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (bao gồm POP, PFAS, PFOA) giúp khách hàng có được một dịch vụ độc đáo và toàn diện, bao gồm:

  • Độ nhạy và độ chính xác đặc biệt cao, dữ liệu an toàn hơn và chất lượng cao hơn nhờ đầu tư lớn vào R&D trong thập kỷ qua và đội ngũ nhân viên rất giàu kinh nghiệm.
  • Khả năng đảm bảo thời gian phân tích nhanh 7-10 ngày.
  • Đảm bảo chất lượng ngoài sự công nhận Eurofins ETM được công nhận theo tiêu chí Vimcert 052 bộ TNMT và ISO/IEC 17025.
  • Các đặc điểm quan trọng của chất lượng dịch vụ được cung cấp bao gồm: Hệ thống khối phổ có độ phân giải cao hiện đại; Sử dụng các tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo đã được chứng nhận; Tham gia thường xuyên và thành công vào các cuộc thử nghiệm thành thạo bên ngoài và thử nghiệm liên phòng thí nghiệm; Nghiên cứu và phát triển phương pháp riêng.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.