Nhựa là một loại vật liệu phổ biến hiện nay với nhiều ưu điểm như độ bền cao, giá thành hợp lý, khả năng uốn dẻo, dát mỏng tốt. Tuy nhiên, sau quá trình sử dụng, nhựa được thải bỏ và thu gom không đúng cách, gây ra ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường. Trong đó, ô nhiễm vi nhựa đang trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam,do sự xuất hiện trong chuỗi thức ăn và tác động của chúng đối với môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Vi nhựa là các mảnh, hạt, sợi nhựa có kích thước dưới 5 mm, tỷ trọng trong khoảng 0,8 – 3 g/cm3, rất nhẹ khi thải ra ngoài môi trường. Vi nhựa dễ dàng phát tán trong môi trường nước, đất, không khí và cả trong cơ thể sinh vật.

Ô nhiễm vi nhựa
Ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu chỉ ra sự xuất hiện của vi nhựa trong môi trường và sinh vật. Năm 2023, nghiên cứu của Tuấn Anh và cộng sự báo cáo nồng độ vi nhựa trong nước mặt sông Sài Gòn là 68 ± 20 vi nhựa/m3, trong trầm tích là 9167 ± 4559 vi nhựa/kg. Có nghiên cứu ghi nhận vi nhựa Polyethylene (PE) và Polypropylene (PP) trong sò huyết (Anadara sp.) và trai xanh (Perna viridis) với nồng độ 1,84 và 4,33 vi nhựa/cá thể. Trên thế giới, hiện nay đã có nhiều nhiên cứu sâu hơn về tác động của vi nhựa. Năm 2022, báo cáo của Heather và cộng sự cho thấy sự xuất hiện của vi nhựa trong máu người với nồng độ 1,6 µg/mL. Hơn thế, vi nhựa có thể hấp phụ các chất hữu cơ khó phân hủy từ môi trường lên bề mặt, làm gia tăng nguy cơ phơi nhiễm các chất này khi đi vào cơ thể sinh vật và con người. Vi nhựa có nguy cơ xuất hiện trong thực phẩm, đặc biệt là các loại hải sản do chúng tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước. Sự phát triển đa dạng về bao bì nhựa dành cho các loại thực phẩm góp phần gia tăng hàm lượng vi nhựa trong thực phẩm, như các sản phẩm nước đóng chai, nước uống, thực phẩm đóng hộp.
Xu hướng hiện nay
Để kiểm soát ô nhiễm vi nhựa cần phải kiểm soát tốt nguồn phát sinh vi nhựa, hiện nay Việt Nam đã có các quy định liên quan đến vật dụng sản xuất từ nhựa như: Điều 64 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ không sản xuất và nhập khẩu túi nilon khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50 cm × 50 cm và độ dày lớp một lớp màng nhỏ hơn 50µm. Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm hàng hóa chứa vi nhựa (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam).
Kể từ ngày 17/10/2023 Liên minh châu Âu bắt đầu cấm bổ sung vi nhựa vào các loại sản phẩm, hàng hóa (theo quy định EC số 2023/2055). Quy định này bắt đầu áp dụng với vi nhựa trong mỹ phẩm, sơn phủ lên cơ thể người và kim tuyến nhựa đính trên hàng may mặc).
Tại sao Eurofins ETM để phân tích vi nhựa
- Là thành viên của mạng lưới phòng thí nghiệm về thử nghiệm và phân tích vi nhựa hàng đầu thế giới
- Hơn 20 năm kinh nghiệm tại Việt Nam
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại như Pyrolytic GC-MS, Quang phổ Raman FTIR, Công nghệ hồng ngoại trực tiếp Laser LDIR
Tại Eurofins, chúng tôi hỗ trợ khách hàng hiểu rõ tác động của vi nhựa và vật liệu tổng hợp thông qua nhiều dịch vụ khác nhau. Để xác định được mức độ ô nhiễm vi nhựa, cần xác định được hàm lượng vi nhựa, thành phần vi nhựa (PP, PE, PVC, PS,…), hình dạng và kích thước của vi nhựa. Thiết bị quang phổ hồng ngoại (FTIR) với kính hiển vi quang phổ hồng ngoại (µ-FTIR) có thể phân tích các hạt nhựa có kích thước nhỏ đến 53 µm. Phân tích thành phần vi nhựa bằng thiết bị quang phổ hồng ngoại đang là phương pháp được ưu tiên lựa chọn hiện nay. Hiện nay Trung tâm có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và thiết bị phục vụ phân tích vi nhựa trong các nền mẫu môi trường, thực phẩm.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.