JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin Eurofins SKHD >> EUROFINS SẮC KÝ HẢI ĐĂNG THỐNG KÊ XU HƯỚNG KIỂM NGHIỆM ETHYLENE OXIDE ĐỐI VỚI CÁC NHÓM THỰC PHẨM NĂM 2021 - 2022

Thống kê xu hướng kiểm nghiệm Ethylene Oxide 2021 - 2022

Sidebar Image

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thống kê xu hướng kiểm nghiệm Ethylene Oxide đối với các nhóm thực phẩm năm 2021 – 2022

Mối lo ngại đối với dư lượng Ethylene Oxide vẫn được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu vẫn luôn được quan tâm và ngày càng gia tăng mức độ và hình thức kiểm soát.

Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực kiểm nghiệm, giám định thực phẩm, môi trường và dịch vụ nông nghiệp, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng luôn là người đồng hành đáng tin cậy của các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm. Không đơn thuần là một phòng thí nghiệm, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng còn là một nơi cung cấp những dữ liệu, thông tin vô cùng hữu ích về thị trường kiểm nghiệm thực phẩm.Từ đó các ban điều hành, các nhà quản lý chất lượng, và những ai quan tâm tới lĩnh vực thực phẩm và sức khoẻ, cập nhật những thông tin mới nhất, có thể truy xuất nguồn nguy hại, đánh giá và đưa ra giải pháp hữu hiệu và kịp thời nhất.

Tổng quan xu hướng kiểm nghiệm dư lượng Ethylene Oxide năm 2021 - 2022

Với thị trường nhập khẩu có rào cản phi thuế quan cực kỳ khó khăn và khắc nghiệt như các nước châu Âu, việc các quốc gia nhập khẩu phải tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm  là việc làm liên tục và phải có tính hệ thống, nhanh chóng.

Mối lo ngại đối với dư lượng Ethylene Oxide vẫn được các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu vẫn luôn được quan tâm và ngày càng gia tăng mức độ và hình thức kiểm soát. Bằng việc cập nhật lại trong quy định EU 2019/1793 về tần suất kiểm soát các sản phẩm vào thị trường châu Âu, cụ thể đối với mặt hàng thực phẩm ăn liền từ Việt Nam, tỉ lệ kiểm soát được gia tăng lên 20%. Về hình thức kiểm soát, kiểm tra, ở một số quốc gia, cụ thể thị trường Đức đã thay đổi việc kiểm tra lên cụ thể các gói gia vị trong các sản phẩm ăn liền nhằm truy xuất được nguồn dư lượng cũng như có thể áp dụng được khung quản lý kỹ thuật rõ ràng. Tất cả cho thấy mối quan tâm về mức độ an toàn tiêu dùng tại các quốc gia này về dư lượng Ethylene Oxide vẫn đang rất cao. Đây được đặt xem vừa là thách thức cũng như là cơ hội để sản phẩm Việt Nam chứng minh chất lượng sản phẩm.

Các quốc gia châu Âu tăng cường mức độ và hình thức kiểm soát là thách thức cũng như là cơ hội cho sản phẩm Việt Nam (Nguồn ảnh: Acecook Vietnam)

Việc một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xuất khẩu có một hệ thống thông tin tốt trong việc cập nhật luật, nắm bắt và cải tiến kịp thời các vấn đề, có giải pháp cũng như hành động khắc phục phòng ngừa hiệu quả sẽ là một điểm hết sức quan trong khi đánh giá một nhà cung cấp. Một số sản phẩm của Việt Nam gặp phải vấn đề với chỉ tiêu dư lượng Ethylene Oxide trong sản phẩm đã tạo sự e dè cho các nhà nhập khẩu châu Âu. Bên cạnh các hành động thu hồi, xác nhận kịp thời, nhanh chóng thì công tác xác định, truy xuất nguồn ô nhiễm, đánh giá rủi ro….là bước rất cần thiết để các nhà cung ứng tại Việt Nam thay đổi và lấy lại lòng tin từ khách hàng.

Tồn dư Ethylene Oxide trong sản phẩm thường sẽ có từ 2 nguồn gốc chính là việc sử dụng cho mục đích hun trùng trực tiếp hoặc từ việc nhiễm chéo từ dây chuyền, sản phẩm khác được hun trùng. Báo cáo thống kê xu hướng kiểm nghiệm cũng như tổng quan dư lượng Ethylene Oxide trong các sản phẩm từ nguyên liệu đến thành phẩm, đánh giá nồng độ phát hiện dư lượng (ngưỡng 1.0 mg/Kg hoặc 5.0 mg/Kg đang được nhiều phòng thí nghiệm sử dụng cho mục đích tư vấn) và dạng tồn tại trong sản phẩm (Ethylene Oxide tự do hay dạng chuyển hoá 2-Chloroethanol), có thể dự đoán và phát hiện nguồn gốc xuất từ đâu.  Hi vọng đây có thể cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý trong việc xác định nguồn gốc cũng như có hình thức kiểm soát phù hợp cho mục đích xây dựng sản phẩm đạt chất lượng.

Tổng hợp xu hướng kiểm nghiệm ETO năm 2021

Nhóm mặt hàng thực phẩm

Thực phẩm đứng đầu danh mục các mặt hàng mà công ty Eurofins Sắc Ký Hải Đăng thực hiện kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide có tần suất cao nhất từ giai đoạn giữa năm 2020 đến nay.

Tần suất kiểm soát ETO các mặt hàng trong nhóm thực phẩm

  • Đối với nhóm thực phẩm, theo thống kê, các loại hàng hoá được thực hiện gửi kiểm soát từ các nhà cung cấp bao gồm nhóm các loại thực phẩm sau: thực phẩm ăn liền, thịt và các sản phẩm từ thịt, bánh, kẹo, dầu, các loại sốt, nước chấm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nước giải khát và một số loại thực phẩm khác.
  • Nhóm hàng hoá có tần suất kiểm soát cao nhất bao gồm các mặt hàng thực phẩm ăn liền (như mì, phở, bún,…) chiếm 72% tổng số mẫu gửi phân tích, kế tiếp là mặt hàng thịt và sản phẩm từ thịt chiếm 9%, bánh kẹo là 5% và dầu là 4%. Sữa và các sản phẩm từ sữa duy trì giữ mức độ kiểm soát còn thấp.
  • Tổng quan về dư lượng kiểm soát, xác định nhóm mặt hàng có tỉ lệ mẫu phát hiện Ethylene Oxide (biểu diễn ở dạng tổng số Ethylene Oxide và 2-Chloroethanol) trên ngưỡng 0.01 mg/Kg, cao nhất vẫn tập trung vào nhóm mặt hàng thực phẩm ăn liền với tỉ lệ mẫu chiếm 19.0% trên tổng số mẫu thuộc nhóm hàng thực phẩm; với thịt và các sản phẩm từ thịt lên đến 32.8%, tập trung chủ yếu vào các loại sản phẩm như chà bông, tôm khô, sản phẩm sấy khô…. Riêng đối với nhóm mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa, mặc dù mức độ kiểm soát chưa thật sự cao nhưng tỉ lệ mẫu nhiễm Ethylene Oxide (dạng tổng số) trên 0.01 mg/Kg trên 25.7%, chủ yếu tập trung vào các dạng sản phẩm từ sữa khi thành phần có sử dụng thêm các dạng phụ gia thực phẩm.

Dư lượng phát hiện ETO trong nhóm thực phẩm

Nhóm mặt hàng gia vị, hương liệu

Các bất cập từ đại dịch Covid-19 dẫn đến việc giảm lượng xuất khẩu của các nguồn cung, nhu cầu nhập khẩu của thế giới đối với các loại gia vị, trong đó, mặt hàng tiêu của Việt Nam đang ngày càng tăng. Đây trở thành cơ hội cho mặt hàng gia vị và hương liệu của Việt Nam vươn xa hơn đặc biệt là thị trường EU, một thị trường xuất khẩu tiềm năng.

Tần suất kiểm soát ETO các mặt hàng trong nhóm gia vị

  • Nhóm gia vị là nhóm có số lượng loại mặt hàng kiểm soát khá lớn như tiêu, hành, ớt, tỏi, quế, hồi, gừng, nghệ, sả, hương liệu, thì là….Trong tổng số mẫu kiểm soát mặt hàng gia vị, 05 loại gia vị có tần suất kiểm soát cao bao gồm hành (các loại hành tươi và hành sấy khô) chiếm 25.3%, tiêu (tiêu đen, tiêu trắng…) chiếm 17.7%; các dạng hương liệu (dạng lỏng và bột) chiếm 14.3%; Ớt (ớt tươi và các dạng bột ớt) chiếm 10.7%, và các loại gia vị hỗn hợp (ngũ vị hương, cà ri,…) chiếm 10.6%.
  • Theo danh mục nhóm gia vị, 05 loại có tỉ lệ nhiễm Ethylene Oxide (dạng tổng số) trên 0.01 mg/Kg cao nhất gồm Ngò (ngò tươi và bột ngò) với 70.4%, Ớt (ớt tươi và các dạng bột ớt) với 58.1%, Nghệ với 63.6%, hành (hành tươi và hành sấy khô) với 55.1%, hồi (các loại đại hồi, tiểu hồi) với 54.3%. Nhóm gia vị là nhóm có ngưỡng phát hiện dao động rất rộng từ vài µg/Kg đến vài mg/Kg, trong đó, Ngò, Quế, Hành và các loại gia vị hỗn hợp là những loại gia vị có ngưỡng nhiễm Ethylene Oxide (dạng tổng số) trên 1 mg/kg (dao động trong khoảng 10 – 15% tỉ lệ mẫu kiểm soát).
  • Các loại gia vị có phát hiện dạng Ethylene Oxide tự do như hành, ớt, tiêu, tỏi, ngò, hương liệu và dạng gia vị hỗn hợp với tiêu là sản phẩm có tỉ lệ phát hiện Ethylene Oxide cao nhất trong các dạng mặt hàng gia vị này cũng như trong nhóm ngành thực phẩm.

Dư lượng phát hiện ETO trong nhóm gia vị

Nhóm mặt hàng nông sản

Nông sản Việt Nam ngày càng được ưu chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, với thị trường EU, Việt Nam đã xuất khẩu nông sản tới hầu hết thành viên EU, trong đó có cả các thị trường khắt khe như Đức, Bỉ, Pháp, Anh…

  • Trong danh mục các mặt hàng nông sản có thực hiện việc kiểm soát tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, nhóm sản phẩm có tần suất cao gồm ngô, gạo, bột mì, bột lúa mạch (đứng đầu về tần suất vẫn là bột mì, tiếp theo là gạo và ngô) và các loại rau, củ, quả (bao gồm cả dạng tươi và các dạng sấy khô, tuy nhiên, các dạng sấy khô hiện được quan tâm nhiều hơn).
  • Bên cạnh nhóm sản phẩm gia vị thì nông sản được xem là một trong những hàng hoá cần kiểm soát côn trùng khá chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy tỉ lệ mẫu nhiễm Ethylene Oxide (dạng tổng số)  trên các mặt hàng nông sản lại không quá cao so với mặt hàng gia vị. Tỉ lệ số lượng mẫu nhiễm trên 0.01 mg/Kg và trên 1.0 mg/Kg với nhóm các mặt hàng ngô, gạo, bột mì, bột lúa mạch là 9.04% và 1.02%; cà phê và các sản phẩm từ cà phê 18.6% và 0%, cao nhất tập trung vào nhóm hàng rau, củ, quả (dạng tươi và dạng sấy) với 48.1% và 7.66%. Điều này tương quan với tồn dư Ethylene Oxide (dạng tự do) trong sản phẩm gần như rất thấp.

Phụ gia thực phẩm

Đứng thứ 4 trong nhóm sản phẩm lớn có tần suất kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide là phụ gia thực phẩm. Ở các quốc gia châu Âu, song song việc phát hiện dư lượng trong các mẫu thực phẩm, một loạt các vụ thu hồi xoay quanh các loại phụ gia thực phẩm đã và đang làm tăng mức độ kiểm soát của châu Âu lên nhóm mặt hàng này.

  • Nhóm 04 loại phụ gia có tần suất kiểm soát tương đối cao hiện tại thuộc về nhóm chất tạo đặc và ổn định, 3 loại còn lại gồm chất bảo quản, chất nhũ hoá và chất tạo ngọt có tần suất kiểm soát ở mức tương đối.
  • Tỉ lệ mẫu phát hiện trên 0.01 mg/Kg đối với nhóm chất nhũ hoá là 20.6%  chất tạo đặc và ổn định là 11.6%, chất tạo ngọt khoảng 11.6% và chất bảo quản chỉ ở mức 3.03%.

Dư lượng phát hiện ETO trong phụ gia thực phẩm

Nhóm mặt hàng các loại hạt và đậu

So với mặt hàng thực phẩm, gia vị, nông sản và phụ gia thực phẩm, các loạt hạt và đậu có tần suất suất kiểm soát còn thấp. Với mối lo ngại xuất phát điểm từ nhóm mặt hàng mè, vừng tại thị trường Ấn Độ, dẫn đến mặt hàng này nằm trong top nhóm các phẩm về hạt và đậu cần kiểm soát. Tuy nhiên, hạt điều lại là mặt hàng chiếm tỉ lệ kiểm soát cao nhất trong nhóm sản phẩm về hạt và đậu. Đứng thứ 3 thuộc về đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.

Việt Nam hiện là quốc gia có lượng xuất khẩu nhân hạt điều đứng đầu thế giới, nên việc thắt chặt kiểm soát Ethylene Oxide trên hạt điều để duy trì tính thương hiệu luôn được các nhà xuất khẩu Việt Nam quan tâm. Kết quả cho thấy rõ tỉ lệ mẫu phát hiện Ethylene Oxide (dạng tổng số) trên mặt hàng điều được phân tích tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng là 0%, với mặt hàng mè, vừng chỉ chiếm khoảng 14.3%, tỉ lệ tương đối cao đối với đậu nành, 20%, tập trung nhiều vào các sản phẩm đậu nành dạng bột.

Thức ăn chăn nuôi

Về tần suất kiểm soát đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thị trường các nước nói chung chưa thực sự siết chặt với nhóm mặt hàng này cũng như tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng số lượng thống kê chưa thật sự đủ lớn nên chưa có bức tranh tổng thể tuy nhiên với tỉ lệ mẫu nhiễm trên 80% thì việc cân nhắc kiểm soát cũng cần quan tâm ngay từ bây giờ.

Các số liệu thống kê được tổng hợp từ các kết quả phân tích từ giữa năm 2020 đến hết quý 1 năm 2022 được thực hiện tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng. Các thông tin liên quan đến thông tin khách hàng cũng như kết quả phân tích chi tiết tuyệt đối không chia sẻ.

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofinsasia.com