JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> BẢN TIN LUẬT AT VSTP THÁNG 6 NĂM 2024

Bản tin luật Vệ sinh ATTP tháng 6 năm 2024

Sidebar Image

Đây là bản tin điện tử cập nhật các quy đinh, luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) trong nước và các thị trường quốc tế, số tháng 6, năm 2024

Hoa Kỳ

Sửa đổi giới hạn dư lượng thuốc BVTV một số loại thực phẩm trong tháng 05/2024.

Vào ngày 10/05/2024 và ngày 15/05/2024 Bộ luật Quy định Liên bang Hoa Kỳ (CFR) bổ sung thay đổi giới hạn tối đa dư lượng cho chỉ tiêu Cyflumetofen, Tetraniliprole và Cyantraniliprole trong một loại thực phẩm, cụ thể như sau:

  • Ngày 15/05/2024: bổ sung thêm chỉ tiêu Tetraniliprole cho nền Trà khô với mức giới hạn  là 80. Loại bỏ chỉ tiêu Cyantraniliprole trong nền cụ thể là Dầu olive và bổ sung thay đổi   giới cho các nhóm bên dưới:

    Commodity

    Parts per million

    Avocado

    0.4

    Grape, table

    2

    Grape, wine

    2

    Herb, dried leaves, subgroup 25B

    150

    Herb, fresh leaves, subgroup 25A

    40

    Hop, dried cones

    70

    Mango

    0.7

    Olive

    3

    Papaya

    1.5

    Spice crop group 26

    80

    Vegetable, fruiting, group 8-10

    2

    Vegetable, legume, dried shelled, bean, edible podded, subgroup 6-22A

    2

    Vegetable, legume, bean, succulent shelled, subgroup 6-22C

    0.3

    Vegetable, legume, forage and hay, except soybean, subgroup 7-22A

    40

    Vegetable, legume, pea, edible podded, subgroup 6A6-22B

    2

    Vegetable, legume, pea, succulent shelled, subgroup 6B6-22D

    0.3

    Vegetable, legume, pulse, bean, dried shelled, except soybean, subgroup 6-22E

    1

    Vegetable, legume, pulse, pea, dried shelled, subgroup 6-22F

    1

    Xem chi tiết https://www.ecfr.gov/compare/2024-05-15/to/2024-05-14/title-40/chapter-I/subchapter-E/part-180/subpart-C/section-180.672

    https://www.ecfr.gov/compare/2024-05-15/to/2024-05-14/title-40/chapter-I/subchapter-E/part-180/subpart-C/section-180.709

EU

Hệ thống cảnh báo nhanh EU (tháng 06/20024): sản phẩm không tuân thủ với quy định.

Trong tháng 5 năm 2024, có 448 thông báo cảnh báo trên Cổng thông tin RASFF bao gồm 413 cảnh báo về thực phẩm, 21 cảnh báo về thức ăn chăn nuôi và 14 cảnh báo về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.

Trong thực phẩm, trái cây và rau quả vẫn là sản phẩm chiếm nhiều trường hợp nhất (16.9%), tiếp theo là thịt gia cầm và các sản phẩm thịt gia cầm (16%), các loại hạt, sản phẩm từ hạt (10.9%).
Các cảnh báo cần lưu ý trong tháng này bao gồm:

  • Vi sinh: Đáng chú ý nhất là phát hiện Salmonella trong các sản phẩm thịt gia cầm có nguồn gốc từ Brazil (42 cảnh báo); phát hiện norovirus trong hàu có nguồn gốc từ Hà Lan
  • Pesticides: Phát hiện tồn dư hoạt chất cấm Ethylen oxide từ các sản phẩm gia vị, xốt có nguồn gốc từ Ấn độ; chlopyrifos vẫn còn tồn dư trong các sản phẩm rau củ quả, tần suất dư lượng acetamiprid vượt ngưỡng MRL khá thường xuyên. 
  • Phụ gia thực phẩm: phát hiện hàm lượng chất bảo quản benzoic acid quá cao trong nước giải khát.  Đáng chú ý trường hợp cảnh báo phát hiện phẩm màu không được phép sử dụng Titanium dioxide trong sản phẩm này có nguồn gốc từ Syria. Trường hợp khác, cảnh báo có phát hiện phẩm màu cấm Ponceau 4R trong siro dâu tây. Ngoài ra, còn có cảnh báo hàm lượng sulfur dioxide quá cao trong trái cây sấy có nguồn gốc từ Afghanistan. 

Việt Nam trong tháng 5 bị 10 cảnh Từ Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Hi Lạp và Hà Lan. Có khá nhiều hoạt chất cấm như hexaconazole, methamidophos, acephate, chlopyrifo, permethrin, chlorfenapyr, propiconazole phát hiện trong ớt tươi, sầu riêng. Đối với nhóm chất ô nhiễm đáng chú ý phát hiện “hợp chất vĩnh cửu” perfluorooctanoic acid (PFOA) trong nền mẫu nhuyễn thể đã qua chế biến. Nhóm kháng sinh lưu ý trường hợp vi phạm dư lượng nhóm chất cấm nitrofuran trong tôm thẻ trắng, leucomalachite green trong cá trê vàng đông lạnh. 

Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2024/1662 ngày 11/06/2024 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793

Về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc gia nhập Liên minh một số hàng hóa từ một số nước thứ ba thực hiện.

Vào ngày 11/06/2024, EU ban hành quy định số (EU) 2024/1662 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc gia nhập Liên minh một số hàng hóa từ một số nước thứ ba thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, với các nội dung chính sau:

  • Ớt thuộc chi Capsicum (trừ ớt ngọt): đã phải chịu mức độ kiểm soát chính thức ngày càng tăng do nguy cơ ô nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu kể từ tháng 1 năm 2013. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp không tuân thủ quy định. Do đó, ớt trong Phụ lục I của Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 sẽ chuyển sang Phụ lục II của Quy định này, với tần suất kiểm tra thực tế 50% số lô hàng nhập vào EU.
  • Mì ăn liền chứa gia vị hoặc nước sốt chính thức được xoá khỏi danh sách kiểm soát của EU: Mì ăn liền Việt Nam đã phải chịu mức độ kiểm soát chính thức ngày càng tăng do nguy cơ ô nhiễm Ethylene Oxit (EO) kể từ tháng 12 năm 2021. Theo đó Việt Nam đã tuân thủ các quy định của EU. Do đó, mức độ kiểm soát chính thức không còn hợp lý đối với mặt hàng này và bị xóa bỏ trong Phụ lục I của Quy định thực hiện (EU) 2019/1793.
  • Pitahaya (Thanh Long): tỷ lệ không tuân thủ cao về ô nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu đã được phát hiện trong quá trình kiểm soát chính thức do các Quốc gia Thành viên. Do đó, EU tang tần suất kiểm tra lên 30% kèm chứng nhận ATTP của quốc gia thứ ba xác nhận.
  • Đối với Đậu bắp và Sầu riêng: giữ nguyên tần suất kiểm tra trong đó Đậu bắp là 50% trong phụ lục II, Sầu riêng là 10% trong phụ lục I.

Ghi chú:

  • PHỤ LỤC I: Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc từ động vật từ một số nước thứ ba phải tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức tại các trạm kiểm soát và điểm kiểm soát biên giới.
  • PHỤ LỤC II: Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ một số nước thứ ba phải tuân theo các điều kiện đặc biệt để vào Liên minh do nguy cơ ô nhiễm bởi độc tố nấm mốc, bao gồm aflatoxin, dư lượng thuốc trừ sâu, ô nhiễm vi sinh, thuốc nhuộm Sudan, Rhodamine B và độc tố thực vật.

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 02/07/2024.

Xem chi tiết tại: https://eur-lex.europa.eu/eli/reg_impl/2024/1662/oj

Trung Quốc

Công văn của Cục Kiểm dịch Động thực vật Tổng cục Hải quan về việc thông báo phát hiện sầu riêng từ Việt Nam không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Trung Quốc ngày 12/06/2024

Công văn từ Cục kiểm dịch động thực vật Tổng cục Hải quan thông báo: Tổng cộng có 77 lô sầu riêng phát hiện có chứa hàm lượng Cadmium vượt quá quy định cho phép

Bắt đầu từ ngày 12/06/2024 Trung Quốc quyết định đình chỉ nhập khẩu sầu riêng từ 15 nhà máy đóng gói và 18 vườn cây ăn trái.

Doanh nghiệp lưu ý trong việc kiểm nghiệm Cadimi trong Sầu riêng với mức quy định tối đa cho phép là 0.05 mg/kg (quy định hiện hành GB 2762-2022 trong nhóm Trái cây tươi)

Chi tiết đính kèm

 

Đây là bản tin điện tử cập nhật các quy đinh, luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) trong nước và các thị trường quốc tế; do bộ phận Tư vấn của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng phụ trách tổng hợp và biên soạn dựa trên các trang thông tin chính phủ của nước sở tại, xuất bản định kỳ mỗi tháng.

Chúng tôi khuyến khích xem đây như là một kênh tham khảo thông tin và miễn trừ các tránh nhiệm liên quan đến việc ra quyết định kinh doanh tại quý doanh nghiệp hoặc các hoạt động khác tương tự.

Mọi yêu cầu chi tiết, xin vui lòng liên hệ:

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofinsasia.com