Ghi nhãn và cập nhật về quy định ghi nhãn thực phẩm
- Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm
- Cách đọc bảng thành phần dinh dưỡng
- Nhận biết thành phần dinh dưỡng thông qua bảng thành phần dinh dưỡng
- Quy định về ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm
- Dịch vụ Đánh giá hạn sử dụng của sản phẩm thực phẩm
Ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là gì?
Theo nghị định 43/2017 NĐ-CP thì ghi nhãn hàng hóa, sản phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung tại Nghị Định 111/2021/NĐ-CP
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa cho tất cả hàng hóa:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa cho thực phẩm (Phụ lục I)
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có); Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Thông tin cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Cụ thể bao gồm các nội dung sau đây
Tên thực phẩm
Phải đặt ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
- Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
-
- Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
- Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.
- Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
- Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định các điều trên còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
Xuất xứ hàng hóa
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
- Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”;
Ghi thành phần, thành phần định lượng
- Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, việc ghi định lượng không bắt buộc phải ghi kèm theo vị trí của thành phần mà có thể ghi trong các mục khác của nhãn.
Trường hợp trên nhãn hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt, không chứa hoặc không bổ sung một hoặc một số thành phần thì:
- Thành phần đó không tồn tại trong hàng hóa và trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa;
- Hàng hóa không chứa các thành phần cùng nhóm có tính chất hoặc công dụng tương tự với thành phần đó, trừ khi bản chất của sự thay thế dược ghi chú rõ ràng.
Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về mức không có mặt của một thành phần, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế đó.
- Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
- Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng thực hiện như sau:
- Đối với thực phẩm ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng
-
- Nếu thành phần là chất phụ gia ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có);
- Trường hợp chất phụ gia là chất tạo ngọt, chất tạo màu ghi tên nhóm chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất hoặc mã số quốc tế INS (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”.
- Trường hợp chất phụ gia là hương liệu ghi “hương liệu” kèm theo một hoặc một số các cụm từ sau đây để làm rõ nghĩa: "tự nhiên", "giống tự nhiên", “tổng hợp”; "nhân tạo".
- Đối với trường hợp mã số phụ gia của quốc gia trùng với mã số quốc tế (INS) thì có thể ghi mã số quốc gia thay cho mã số quốc tế (INS);
- Đối với thuốc dùng cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất.”;
-
- Thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 111/2021/NĐ-CP
Ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
- Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
- Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
- Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
- “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
- Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 111/2021/NĐ-CP mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại điều trên thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
- Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP. Cụ thể phải thể hiện đầy đủ 03 nội dung: Ngày sản xuất, Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt; Hạn sử dụng.
- Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định 43/2017/NĐ-CP .
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 43/2017/NĐ-CP .
Thông tư 29/2023/TT-BYT về hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
Ngày 30/12/2023 Bộ Y Tế ban hành Thông tư số 29/2023/TT-BYT Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn và được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam.
Từ ngày 01/01/2026, các tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng theo quy định tại Thông tư này.
Theo quy định của thông tư thành phần dinh dưỡng bắt buộc ghi trên nhãn bao gồm:
- Năng lượng (energy) (kcal/kj)
- Chất đạm (Protein) (g)
- Carbohydrate (g)
- Chất béo (Fat) (g)
- Natri (Sodium) (g)
- Đường tổng số (Total sugars) (g) trong trường hợp nước giải khát, sữa chế biến có thêm đường và các thực phẩm có bổ sung đường khác.
- Chất béo bão hoà (Saturated fat) (g) trong trường hợp thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán.
Trường hợp hàm lượng các thành phần dinh dưỡng theo phụ lục I của thông tư thì không bắt buộc thể hiện trên nhãn thực phẩm
Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo
Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Nếu ghi một giá trị dinh dưỡng cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng. Giá trị trung bình để công bố dinh dưỡng là giá trị khối lượng trung bình của các giá trị đặc trưng thu được từ phép phân tích các mẫu sản phẩm đại diện cho sản phẩm cần ghi nhãn.
- Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
- Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản hàng hóa là thông tin liên quan đến cách sử dụng, các điều kiện cần thiết để sử dụng, bảo quản hàng hóa; cảnh báo nguy hại; cách xử lý khi xảy ra sự cố nguy hại;
Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản xem quy định tại Phụ lục I Nghị định số 111/2021/NĐ-CP
Dịch vụ phân tích thành phần dinh dưỡng tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng có năng lực kiểm nghiệm trên 10 năm, trong đó năng lực để thực hiện các dịch vụ kiểm ghiệm thực phẩm đã được nhiều cơ sở uy tín chứng nhận và nhận được sự hài lòng tuyệt đối từ khách hàng.
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cung cấp dịch vụ tư vấn và phân tích các giá trị dinh dưỡng trên bảng nutrition facts theo chuẩn FDA đáp ứng thị trường Mỹ. Với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, luôn cập nhật những luật lệ, quy định về dinh dưỡng trong nước cũng như quốc tế để tư vấn và hỗ trợ phương pháp phân tích phù hợp nhất đến khách hàng. Các phòng thí nghiệm của chúng tôi đã đạt được các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, luôn sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu hàng hoá Nông sản và Thực phẩm.
Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin
Phân tích thành phần dinh dưỡng |
- Quy định về ghi nhãn sản phẩm
- Cách đọc nhãn và sử dụng bảng thành phần dinh dưỡng
- Cập nhật thông tư về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn
- Quy định mới về tần suất kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide và yêu cầu Health Certificate của EU đối với sản phẩm mì ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
- Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
- Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)
Email: VN_CS@eurofinsasia.com