Việt Nam
Thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm ngày 30/12/2023
Hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm ngày 30/12/2023
Ngày 30/12/2023 Bộ Y Tế ban hành Thông tư số 29/2023/TT-BYT Thông tư này hướng dẫn nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện đối với thực phẩm bao gói sẵn và được sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam
Từ ngày 01/01/2026, các tổ chức, cá nhân không được sản xuất, in ấn, nhập khẩu và sử dụng nhãn không đúng theo quy định tại Thông tư này
Thông tư số 29/2023/TT-BYT được ban hành kèm theo 02 Phụ lục :
- Phụ luc I: Thành phần dinh dưỡng không bắt buộc ghi trên nhãn
- Phụ lục II: Giá trị dinh dưỡng tham chiếu
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024
Chi tiết xem thêm tại đây
EU
Cập nhật tình trạng các hoạt chất TBVTV trong tháng 12/2023
Trong cuối tháng 11 EU ban hành một số thông báo thực thi về việc gia hạn thời gian hoạt chất TBVTV được phép sử dụng. Cụ thể các thông báo như sau:
- Số (EU) 2023/2592 sửa đổi quy định (EU) số 540/2011 gia hạn thời gian sử dụng 28 hoạt chất được nêu cụ thể ở phụ lục I quy định này. https://eur-lex.europa.eu/eli/reg_impl/2023/2592/oj
- Số (EU) 2023/2657 về việc không gia hạn thời hạn được phép sử dụng đối với hoạt chất Benthiavalicarb. Như vậy hoạt chất này sẽ bị cấm sử dụng tại EU từ 14/12/2023. Giới hạn dư lượng benthiavalicarb xem chi tiết tại phụ lục II (EC) 396/2005. https://eur-lex.europa.eu/eli/reg_impl/2023/2657/oj
- Số (EU) 2023/2660 về việc gia hạn sử dụng hoạt chất glyphosate có hiệu lực từ 16/12/2023 đến 15/12/2033. Phạm vi sử dụng được quy định cụ thể trong phụ lục I của quy định này. https://eur-lex.europa.eu/eli/reg_impl/2023/2660/oj
Trung Quốc
Thống kê trường hợp thực phẩm bị từ chối nhập khẩu vào Trung Quốc trong tháng 11/2023
Ngày 19/12/2023 Hải Quan Trung Quốc (GACC) đã công bố danh sách các sản phẩm thực phẩm không tuân thủ quy định ATTP trong tháng 11/2023 với tổng 246 sản phẩm từ 33 thị trường bị từ chối nhập khẩu vào Trung Quốc.
Các nguyên nhân chính bị từ chối:
- Nhãn không rõ ràng
- Sự không phù hợp giữa hàng hoá và chứng nhận đi kèm
- PGTP vượt ngưỡng cho phép
- Thiếu chứng từ kiểm dịch
- Nhiễm bẩn vi sinh vật
Hoa Kỳ
Cấm sử dụng dầu hydro hoá một phần (PHOs) trong thực phẩm
Ngày 14/12/2023 FDA ban hành văn bản 2023-27506 xác nhận cấm sử dụng PHOs trong thực phẩm từ ngày 22/12/2023. FDA đã ban hành các quy tắc chính thức như sau:
- PHOs không còn là thành phần tuỳ chọn trong tiêu chuẩn nhận dạng đối với bơ đậu phộng và cá ngừ đóng hộp
- Các dạng dầu menhaden và hạt cải dầu được hydro hóa một phần sẽ bị loại trừ khỏi GRAS
- Dầu cá đã được hydro hóa một phần sẽ không được sử dụng.
- Giấy phép trước năm 1958 cho phép sử dụng PHO trong bơ thực vật, mỡ và bánh mì, bánh mì cuộn sẽ bị thu hồi.
Đây là bản tin điện tử cập nhật các quy đinh, luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) trong nước và các thị trường quốc tế; do bộ phận Tư vấn của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng phụ trách tổng hợp và biên soạn dựa trên các trang thông tin chính phủ của nước sở tại, xuất bản định kỳ mỗi tháng. Chúng tôi khuyến khích xem đây như là một kênh tham khảo thông tin và miễn trừ các tránh nhiệm liên quan đến việc ra quyết định kinh doanh tại quý doanh nghiệp hoặc các hoạt động khác tương tự. Mọi yêu cầu chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
|