Việt Nam
Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-1:2025/BYT đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
Đây là bản tin điện tử cập nhật các quy đinh, luật về vệ sinh an toàn thực phẩm (VS ATTP) trong nước và các thị trường quốc tế, số tháng 12, năm 2024
Dự thảo Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-1:2025/BYT đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
Bộ Y tế Việt Nam (MOH) vừa đưa ra dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố nấm mốc trong thực phẩm bao gồm Aflatoxin, Ochratoxin A, Patulin, Deoxynivalenol, Zearalenone and Fumonisin.
Theo bảng thuyết minh của Bộ Y tế, những điểm thay đổi chính trong QCVN 8-1:2025/BYT dựa trên sự thay đổi quy định của Codex và EU. So với QCVN QCVN 8-1:2011/BYT, dự thảo bao gồm những điểm thay đổi sau:
Dự kiến thời gian ban hành chính thức: 10/2025
Cũng theo thông tư, quy định các điều khoản chuyển tiếp như sau:
Như vậy, khi Thông tư có hiệu lực thì những sản phẩm đã đăng kí công bố/tự công bố trước đó chưa phù hợp với QCVN 8-1:2025/BYT vẫn được lưu hành trong trường hợp không có vi phạm về an toàn thực phẩm. Đồng thời, cá nhân/doanh nghiệp phải thực hiện điều chỉnh tiêu chuẩn nhà sản xuất cho phù hợp với Quy chuẩn và gửi thông báo đến cơ quan quản lý sản phẩm của mình.
Cá nhân, doanh nghiệp nếu có góp ý cho dự thảo này có thể gửi phản hồi qua trang web của Bộ Y tế đến hết ngày 15 tháng 2 năm 2025 theo đường link bên dưới:
Đường link tham khảo nội dung dự thảo QCVN 8-1:2025/BYT:
Quy định thực hiện (EU) 2024/3153 của Ủy ban ngày 18 tháng 12 năm 2024 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc nhập khẩu một số hàng hóa từ một số nước thứ ba vào Liên minh.
Ngày 18/12/2024, Quy định thực hiện của Ủy ban (EU) 2024/3153 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tăng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc nhập khẩu vào Liên minh một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng, như sau:
Liên quan đến các lô hàng sầu riêng (Durio zibethinus) từ Việt Nam, tỷ lệ không tuân thủ cao các yêu cầu có liên quan được quy định trong luật pháp của Liên minh về ô nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu đã được phát hiện trong quá trình kiểm soát chính thức do các Quốc gia thành viên thực hiện theo Điều 5 và Điều 6 của Quy định thực hiện (EU) 2019/1793. Do đó, cần tăng tần suất kiểm tra nhận dạng và thực tế đối với các lô hàng nhập vào Liên minh lên 20% theo Phụ lục I của Quy định thực hiện (EU) 2019/1793.
Đối với Thanh long, Ớt và Đậu bắp. EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới, cụ thể: thanh long 30%, Ớt thuộc chi Capsicum (trừ ớt ngọt) 50%, đậu bắp 50%. Ba sản phẩm này khi nhập khẩu vào EU phải kèm theo kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Ghi chú:
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 08/01/2025.
Xem chi tiết tại: https://eur-lex.europa.eu/eli/reg_impl/2024/3153/oj/eng#ntr3-L_202403153EN.000602-E0003
Chi tiết xem link đính kèm: https://www.legislation.gov.au/F2024L01358/latest/text
Xem thêm các tin liên quan khác
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)
Email: VN_CS@eurofinsasia.com