JavaScript is disabled. Please enable to continue!

Mobile search icon
Tin tức >> Tin thị trường >> SẢN XUẤT SẠCH, BỀN VỮNG VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN

Sản xuất sạch, bền vững và nâng cao giá trị nông sản

Sidebar Image

Hãy sản xuất sạch, an toàn trước rồi tính đến sản xuất hữu cơ là nội dung chính mà tất cả khách mời là các lãnh đạo ngành Nông nghiệp cùng chuyên gia đầu ngành đã thống nhất quan điểm trước câu hỏi “Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngay lúc này có được không?”

Chiều 22-4, tại Hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã diễn ra Tọa đàm "Sản xuất sạch - Nông dân khỏe - Giá trị cao", do Báo Tuổi Trẻ, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức. Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền là đơn vị đồng hành. Cùng với hàng trăm nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp xuất khẩu; đại diện Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn – Trưởng bộ phận Khoa học Nông nghiệp, hân hạnh đến tham dự và chia sẽ quan điểm tại toạ đàm.

Toạ đàm "Sản xuất sạch - Nông dân khỏe - Giá trị cao"Toạ đàm "Sản xuất sạch - Nông dân khỏe - Giá trị cao"

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngay lúc này có được không?

Tại buổi Toạ đàm, nhiều ý kiến thống nhất về lâu dài cần phải hướng tới sản xuất hữu cơ, nhưng trước mắt cần thực hiện sản xuất sạch, an toàn.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn, đại diện Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, đã chia sẽ quan điểm của mình về câu hỏi “Nông nghiệp hữu cơ ngay lúc này có được không?”. Ông lo ngại việc nhiều người nông dân nhầm lẫn sản xuất hữu cơ sẽ tạo ra nông sản hữu cơ. Vì thế, ông đồng quan điểm với nhiều ý kiến trước mắt chỉ sản xuất "cận hữu cơ", khuyến cáo bà con nông dân cố gắng làm theo hướng sạch, giảm thiểu tồn dư thuốc bảo vệ thực vật mà các nước nhập khẩu không chấp nhận, là được.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn cho rằng nhiều nông dân bón phân vô cơ vào đất nhưng chưa nắm rõ đất thiếu gì, thừa gìTiến sĩ Nguyễn Quang Chơn cho rằng nhiều nông dân bón phân vô cơ vào đất nhưng chưa nắm rõ đất thiếu gì, thừa gì - Ảnh: CHÍ QUỐC (báo Tuổi Trẻ)

Ông Chơn cho rằng do nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghệp thâm canh, lạm dụng phân bón vô cơ từ bấy lâu nay, nhất là khi phân bón còn rẻ, vì vậy năng suất có cao thật. Nhưng vô tình bà con đã mua phân bỏ vào đất mà không biết trong đất đang thừa gì, thiếu gì, sinh ra lãng phí phân bón; đồng thời vô tình gây ra các ảnh hưởng xấu cho đất trồng và môi trường sống xung quanh.

"Thời gian này giá phân bón vô cơ tăng cao, tôi cảm nhận việc bà con chuyển dần sang bón vô cơ kết hợp với hữu cơ là điều rất mừng. Về mặt chuyên môn nếu kết hợp vô cơ với hữu cơ sẽ tạo ra nhiều lợi ích, ngoài giảm thiểu yếu tố tác động môi tường còn giảm trừ được sâu bệnh hại; bởi khi bón phân hữu cơ bón vào đất, cây không “ăn” trực tiếp hữu cơ mà hữu cơ là cái nền gián tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây và duy trì hay cải thiện độ phì nhiêu của đất”, ông Chơn phân tích.

Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nhà khoa học Nông nghiệp hàng đầu Việt Nam; hiệu trưởng Trường đại học Nam Cần Thơ, cũng bày tỏ mong muốn người nông dân từng bước sản xuất sạch trước hết là an toàn cho gia đình, cho cộng đồng mình, sau đó doanh nghiệp xuất khẩu cũng an tâm, không lo hàng bị trả về.

"Tôi mong rằng bà con nông dân Đồng Tháp và các nơi khác sẽ thấy được rằng buổi tọa đàm bổ ích, đưa tới cái lợi nhất, đưa tới nền sản xuất sạch, an toàn cho sức khỏe của mình và cộng đồng", ông chia sẻ.

Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân - bày tỏ mong muốn người nông dân từng bước sản xuất sạch   - Ảnh: CHÍ QUỐC (báo Tuổi Trẻ)

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền - cũng đánh giá "Sản xuất sạch - Nông dân khỏe - Giá trị cao" là xu thế khách quan. Đồng tình với các quan điểm từ các chuyên gia đầu ngành, với góc nhìn là đơn vị cung cấp phân bón hàng đầu thị trường, ông Đông chia sẽ thêm “Chúng tôi đang tìm cách làm sao nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón trên đồng ruộng, để giảm lượng phân phải bón vào đất. Qua quy trình này, sẽ giảm được lượng giống và cây khỏe, phát triển tốt, sẽ giảm được cả  thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, đạt năng suất cao, có hiệu quả kinh tế, nói cho cùng đây mới là điều quan trọng đối với người nông dân", ông nói.

Ông Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - phát biểu tại tọa đàmÔng Ngô Văn Đông - tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: CHÍ QUỐC (báo Tuổi Trẻ)

Sản xuất sạch và bền vững cùng với dịch vụ Khoa học Nông nghiệp tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

Dịch vụ Khoa học Nông nghiệp kết hợp khả năng nghiên cứu đa ngành và thực hiện các dự án về đánh giá chất lượng đất, hiệu quả sử dụng phân bón, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm trong nước và toàn cầu. Cùng với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhằm phát triển sản phẩm trên thị trường, đáp ứng nhu cầu pháp lý cho các doanh nghiệp.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp và thể theo các chính sách từ Nhà nước, hướng tới một ngành Nông nghiệp bền vững, năng suất cao và hiệu quả. Với những công nghệ hiện đại, kỹ thuật sáng tạo và đáng tin cậy, dịch vụ Phân tích, đánh giá chất lượng đất và khuyến cáo phân bón, dịch vụ hàng đầu trong chuỗi các dịch vụ về Khoa học Nông nghiệp – Agro Science của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, là giải pháp giúp tối ưu hoá việc sử dụng phân bón, quản lý đất nhằm duy trì hoặc cải thiện độ phì nhiêu đất cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

Các chuyên gia của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cùng đối tác thăm và lấy mẫu đất tại một hộ nông trồng thanh long

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Phân tích, đánh giá chất lượng
đất và khuyến cáo phân bón

Xem thêm các tin liên quan khác 

 

 

 

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)

Email: VN_CS@eurofins.com